THƯ MỤC SÁCH VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Văn học dân gian hay văn học truyền miệng là văn học được đọc và viết, trái ngược với văn học viết, mặc dù nhiều tác phẩm văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết.Văn học dân gian không có một định nghĩa tiêu chuẩn nào, vì các nhà nghiên cứu thường có những mô tả khác nhau cho loại hình văn học này. Một quan niệm phổ quát cho rằng văn học dân gian là văn học được đặc trưng bởi sự truyền miệng và không có bất kỳ hình thức cố định nào. Nó bao gồm những truyện kể, truyền thuyết và sử thi được lưu truyền qua nhiều thế hệ dưới dạng văn nói. Văn học dân gian có chức năng lưu trữ hệ thống niềm tin, giá trị văn hóa, giáo dục và truyền dẫn xuyên thế hệ.

Tác phẩm VHDG phản ánh nhiều phương diện khác nhau của đời sống vật chất và tinh thần trong xã hội, do vậy nó vừa thực hiện chức năng của văn học (thẩm mĩ), của sử học ( phản ánh lịch sử), của dân tộc học (phong tục, tập quán, tôn giáo), của triết học, tâm lí học…nghĩa là cùng một lúc tổng kết các tri thức của nhân dân thuộc nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác nhau trong dạng thức còn chưa phân chia tách bạch (nghĩa là trong trạng thái nguyên hợp).VHDG gắn với tôn giáo khi nó được dùng như một phương tiện thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.

Thư viện trường TH số 1 TT Tuy Phước trân trọng giới thiệu tới các độc giả “Thư mục sách Văn học dân gian Việt Nam”. Hy vọng những cuốn sách này sẽ giúp các thầy cô cũng như các em học sinh hiểu hơn về Văn học dân gian Việt Nam.


1. SÔNG THAO
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Sử thi và truyện thơ. T.5: Sử thi và truyện thơ/ Biên soạn và tuyển chọn: Đặng Văn Lung, Sông Thao.- Hà Nội: Giáo dục, 1999.- 1107tr.; 24cm.
     Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Viện văn học
     Chỉ số phân loại: 398.209597 ST.T5 1999
     Số ĐKCB: TK.00001,

2. NGUYỄN CỪ
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Truyện cười. Truyện trạng cười. Truyện ngụ ngôn. T.3: Truyện cười. Truyện trạng cười. Truyện ngụ ngôn/ Biên soạn và tuyển chọn: Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng.- Hà Nội: Giáo dục, 1999.- 851tr.; 24cm.
     Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia viện văn học
     Tóm tắt: Truyện thơ ngụ ngôn, ca dao ngụ ngôn, Thủ Thiệm, Ba Giai - Tú Xuất,....
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NC.T3 1999
     Số ĐKCB: TK.00002,

3. NGUYỄN CỪ
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Truyện cổ tích.. T.2, Q.1: Truyện cổ tích./ Nguyễn Cừ.- H.: Giáo dục, 1999.- 798 tr.; 24cm..
     ĐTTS ghi: Viện Văn học
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NC.T21 1999
     Số ĐKCB: TK.00003, TK.00004,

4. NGUYỄN CỪ
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Truyện cổ tích.. T.2, Q.1: Truyện cổ tích./ Nguyễn Cừ.- H.: Giáo dục, 1999.- 798 tr.; 24cm..
     ĐTTS ghi: Viện Văn học
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NC.T21 1999
     Số ĐKCB: TK.00003, TK.00004,

5. SÔNG THAO
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Dân ca. T.4, Q.2: Dân ca/ Sông Thao, Đặng Văn Lung.- H.: Giáo dục, 1999.- 1031 tr.; 24cm..
     ĐTTS ghi: Viện Văn học
     Chỉ số phân loại: 398.809597 ST.T42 1999
     Số ĐKCB: TK.00005, TK.00007,

6. NGUYỄN CỪ
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Truyện cổ tích.. T.2, Q.2: Truyện cổ tích./ Nguyễn Cừ.- H.: Giáo dục, 1999.- 798 tr.; 24cm..
     ĐTTS ghi: Viện Văn học
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NC.T22 1999
     Số ĐKCB: TK.00006,

7. SÔNG THAO
    Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam: Dân ca. T.4, Q.2: Dân ca/ Sông Thao, Đặng Văn Lung.- H.: Giáo dục, 1999.- 1031 tr.; 24cm..
     ĐTTS ghi: Viện Văn học
     Chỉ số phân loại: 398.809597 ST.T42 1999
     Số ĐKCB: TK.00005, TK.00007,

8. PHAN TRỌNG THƯỞNG
    Văn chương Tự lực văn đoàn: Khái Hưng - Hoàng Đạo. T.2: Khái Hưng - Hoàng Đạo/ Giới thiệu và tuyển chọn: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ.- H.: Giáo dục, 1999.- 1410tr; 24cm.
     ĐTTS ghi: Viện văn học. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia
     Tóm tắt: Giới thiệu sơ lược tiểu sử, các sáng tác chính và một số tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự của nhà văn: Khái Hưng, Hoàng Đạo.
     Chỉ số phân loại: 895.9223 PTT.V2 1999
     Số ĐKCB: TK.00008,

9. PHAN TRỌNG THƯỞNG
    Văn chương Tự lực văn đoàn: Khái Hưng-Nhất Linh-Thạch Lam-Trần Tiêu-Xuân Diệu. T.3: Khái Hưng-Nhất Linh-Thạch Lam-Trần Tiêu-Xuân Diệu/ Giới thiệu và tuyển chọn: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ.- H.: Giáo dục, 1999.- 975tr.; 24cm.
     ĐTTS ghi: Viện văn học. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia
     Tóm tắt: Giới thiệu sơ lược tiểu sử, các sáng tác chính và một số tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn: Thạch Lam, Trần Tiêu, Xuân Diệu. Tiểu thuyết, truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh.
     Chỉ số phân loại: 895.9223 PTT.V3 1999
     Số ĐKCB: TK.00009,

10. PHAN TRỌNG THƯỞNG
    Văn chương Tự lực văn đoàn: Nhất Linh - Thế Lữ - Tú Mỡ. T.1: Nhất Linh - Thế Lữ - Tú Mỡ/ Giới thiệu và tuyển chọn: Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ.- H.: Giáo dục, 1999.- 1138tr; 24cm.
     ĐTTS ghi: Viện văn học. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia
     Tóm tắt: Giới thiệu sơ lược tiểu sử các sáng tác chính và một số tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn Nhất Linh, Thế Lữ; Tác phẩm thơ trào phúng của nhà thơ Tú Mỡ.
     Chỉ số phân loại: 895.9223 PTT.V1 1999
     Số ĐKCB: TK.00010,

11. ĐINH GIA KHÁNH
    Văn học Việt Nam (thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII).- H.: Giáo dục, 2006.- 619 tr.; 24 cm.
     Tóm tắt: Giới thiệu một số vấn đề chung và phương pháp nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam. Mối quan hệ và sự giao lưu giữa văn học viết Việt Nam thời trung đại với các nền văn học khu vực và với Folklore. Quá trình vận động của loại hình tác giả, chủ đề, đề tài và hình tượng nhân vật trung tâm trong văn học trung đại Việt Nam và quá trình vận động của hệ thống thể loại và ngôn ngữ trong văn học trung đại Việt Nam.
     Chỉ số phân loại: 895.92209 DGK.VH 2006
     Số ĐKCB: TK.00022,

Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tỉnh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,…). Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay.

Trong quá trình biên soạn thư mục sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy, cô giáo và các độc giả để bản thư mục được hoàn thiện hơn.

Trân trọng giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em!